top of page

Forum Posts

Ngao Ngao
Jan 15, 2023
In Welcome to the Cars Forum
Hoa mai là một trong những loại hoa không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đâu đó trong suy nghĩ của nhiều người, hình ảnh hoa mai vàng với màu sắc quyến rũ, cánh hoa thanh mảnh, hương thơm dịu ngọt là những gì bạn có thể cảm nhận đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều loại mai khác nhau, mỗi loại mai lại thể hiện một sức lôi cuốn riêng biệt. Vậy, đó là những loại mai nào? Hãy cùng tìm hiểu các loại mai trong bài viết ngay sau đây. 1/ Mai vàng Hoa mai vàng là loại cây thân gỗ, xù xì, mọc tự nhiên và có đặc điểm rụng lá vào mùa đông trước khi ra hoa. Đây là loại hoa không thể thiếu trong không khí tưng bừng ngày Tết. Hiện nay, có hơn 30 giống mai vàng các loại đặc trưng cho mỗi vùng khí hậu, trong đó Việt Nam chiếm gần ⅔ tổng số giống. Mai núi (mai rừng) Là loại mai mọc tự nhiên trên những ngọn núi đá khô cằn vùng Tây Nguyên và Campuchia. Bộ rễ của mai núi ăn sâu vào các vách đá giúp cây hút nước một cách dễ dàng, do đó cây vẫn phát triển và cho hoa tốt. Số lượng cánh hoa từ 12-18 cánh, thậm chí nhiều hơn khi phát triển lâu năm. Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa của cây hoa mai vàng trong cuộc sống Mai sẻ Mai sẻ xuất hiện nhiều ở các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị đến duyên hải miền Trung, một số tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên hòa, nơi có nhiều đồi cát trắng cũng có thể trồng loại mai này. Mai sẻ có 5 cánh, nếu số lượng cánh hoa nhiều hơn 5 thì gọi là mai động. Đặc biệt, mai sẻ rất sai hoa, đây là loại mai được nhiều người chọn mua ngày Tết. Mai chủy Chủy có nghĩa là quần thể-chùm, ý nói loại mai này có hoa mọc thành chùm. Mai chủy thuộc loại mai rừng, màu vàng đậm, lá rộng, có hình răng cưa. Mai vàng đem lại may mắn, bình an Tìm hiểu thêm cách bón phân mai vàng , những phân bón cho mai vàng tốt nhất Mai châu Mai châu hay mai trâu, là loại mai mọc khắp các vùng Nam Bộ, được dùng để chưng những ngày Tết. Hoa có 5 cánh, đường kính hoa lên đến 5cm nhưng không sai hoa. Mai liễu Là loại mai có cành mềm, rủ xuống như cây liễu, lá dài và nhọn, hoa có 5 cánh thường, trổ hoa ít. Mai chùm gửi Mai chùm gửi là loại mai sống một phần dựa vào dinh dưỡng trên gốc cây khác mà chúng bám vào, một phần hút dinh dưỡng từ đất nhờ vào bộ rễ. Trên thân xuất hiện những khối u kỳ dị, hoa và tược non cũng từ đó mọc ra chi chít. Nhiều người gọi mai này là mai vương hay mai tỳ bà. Mai thơm, mai hương, mai ngư Điểm khác biệt của mai thơm là cây có lá non màu xanh không phải màu nâu đỏ như những loại mai khác. Mùi thơm của loại mai này rất nhẹ, phảng phất, mang lại cảm giác thư thái. Đặc biệt mai thơm Huế có mắt nhặt, cánh dày, sai hoa và lâu tàn. Xem thêm mai vàng bao lâu ra hoa ?Những cách trồng mai vàng Mai giảo Mai giảo là loại mai nhân tạo với gốc chủ đạo là mai vàng, sau đó ghép rất nhiều nhánh của những giống mai khác nhau tạo thành. Mai giảo được bày bán phổ biến trên thị trường ngày Tết. Hoa mai vàng – tuyệt tác của tạo hóa Mai vàng cánh nhọn Mai cánh nhọn có lá dài và nhọn, hoa cũng có hình dạng tương tự nên khi nở cánh hoa giống hình ngôi sao. Cây rất sai hoa nhưng ít được ưa chuộng. Mai vàng cánh tròn Khác với mai cánh nhọn, mai cánh tròn có cánh to, tròn và mọc kín nên rất đẹp. Mai vàng cánh tròn được nhiều người lựa chọn để chưng Tết, đặc biệt là người Trung Hoa Đại Lục. Mai vàng cánh dún Hoa mai cánh dún thuộc loại mai 5 cánh, to, đẹp, phần cánh hoa hơi dún lại như cánh bướm rất lạ mắt. Cây rất sai hoa, đây cũng là lựa chọn của nhiều người yêu thích sự mới lạ. Mai lá quắn Gọi là mai lá quắn vì cánh hoa to, quắn lại với nhau. Hoa có từ 5-7 cánh, phía ngoài đầu cánh phảng phất đỏ, nhụy hoa to và dài. Hoa mai lá quắn Mai rừng Cà Ná, mai rừng Bình Châu Đây là loại mai mọc hoang dại ở khu rừng Cà Ná – Ninh Thuận và Bình Châu – Vũng Tàu, ít được nhiều người ưa chuộng vì thân nhỏ, giòn, dễ gãy. Hoa màu vàng nhạt, cuống hoa có màu hơi tím, lá hình bầu dục có răng cưa. Mai tứ quý Cây mai tứ quý là loại mai đặc trưng cho vùng Nam Bộ. Thân có màu nâu đen, sần sùi, nhiều cây phát triển rất to và cao, trở thành những cây cổ thụ tạo nét cổ kính. Hoa mai tứ quý nở hoa lác đác quanh năm. Sau khi rụng cánh, còn lại 5 cánh màu đỏ và hạt đen như hạt đậu nên chúng còn được gọi là nhị độ mai (có nghĩa là nở hoa hai lần). Mai vàng Yên Tử Mai vàng yên tử sống trên vùng núi Yên Tử, có xuất xứ từ loại mai vàng. Cây chịu lạnh tốt, hoa có mùi thơm. Truyền thuyết kể rằng đây là giống mai được đem lên vùng núi Yên Tử trồng khi vua Trần Nhân Tông đi tu. Mai vàng Yên Tử Mai Vĩnh Hảo Mai Vĩnh Hảo hay còn gọi là mai đá, vì chúng có thể nặng gấp rưỡi các loại mai thường khác. Mai đá mọc hoang dại trên vùng núi Vĩnh Hảo – Bình Thuận, được ông Kha Linh Vũ (Qui Nhơn) giới thiệu. Ngày Tết, nhiều người chặt mai này về bán ở bãi cát sông Dinh, Phan Rang. Cây mai có thân cứng, cành nhỏ nhưng giòn và dễ gãy, hoa to, nhiều cánh và lâu tàn. 2/ Mai chiếu thủy Mai chiếu thủy rất phổ biến trong giới cây cảnh, bonsai. Thân cây sần sùi, nở hoa quanh năm, mùi thơm nhẹ nhàng và dễ dàng uốn nắn tạo dáng, thế đẹp mắt… Mai chiếu thủy còn được chia làm nhiều loại khác nhau: mai chiếu thủy lá lớn, mai chiếu thủy lá nhỏ, mai chiếu thủy siêu bông,… Trong đó, mai chiếu thủy lá nhỏ và siêu bông được ưa chuộng hơn cả. Mai chiếu thủy 3/ Hoa mai đỏ Đặc điểm của hoa mai đỏ là thân tương đối nhỏ nhưng có hoa to và sai hoa. Đây là loại mai được nhập khẩu từ Trung Quốc những năm gần đây, kích thước cây nhỏ thích hợp cho trang trí văn phòng. Với đặc tính dễ chăm sóc nên nhiều người nhập về bán Tết mang lại hiệu quả kinh tế. Hoa mai đỏ 4/ Hoa mai trắng (bạch mai) Bạch mai chỉ sống được ở những vùng lạnh giá và loại đất đặc trưng nên loại mai này không được nhiều người biết đến. Tương truyền rằng chúng chỉ có tại Trung Quốc, ở một ngôi chùa nổi tiếng Phụng Sơn. Hoa mai trắng khi nở có 6-8 cánh, to và dày đặc. Hoa mai trắng (bạch mai) 5/ Nhất chi mai Nhất chi mai có tên là mai nhưng là loại hoa thuộc họ đào, mơ. Đây là loại hoa chỉ thích hợp ở vùng lạnh như miền Bắc hoặc một số vùng thuộc Bắc Trung Bộ nước ta. Nụ hoa có màu hồng nhạt, khi nở có màu trắng và chuyển lại hồng khi gần tàn, hoa có từ 12-18 cánh. Hoa nở hai lần trong năm, đầu xuân và đầu mùa hè. Nhất chi mai 6/ Hồng mai Hồng mai hay còn gọi là nhất chi mai đỏ, thuộc họ Đại kích. Là cây thân gỗ cao 1-3m, được du nhập từ Bắc Mỹ vào các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hồng mai có hoa màu hồng thẫm, mọc thành từng chùm ở đầu cành, hoa hình bầu dục, được sử dụng để trồng làm hàng rào hoặc trang trí đô thị. Hồng mai 7/ Thanh mai Đây là giống mai đột biến từ giống mai vàng truyền thống, rất khó phân biệt khi hoa chưa nở. Cánh hoa có màu xanh nhạt, cánh to tròn, có từ 5-12 cánh. Thanh mai được tạo thành nhờ phương pháp ghép cành, cực kì hiếm trên thị trường. Thanh mai 8/ Mai mơ Là loại cây ưa khí hậu lạnh, mọc nhiều ở miền Bắc nước ta. Mai mơ thuộc cây thân gỗ, cao 5-7m, hoa nhỏ màu trắng hồng. Cứ mỗi độ Xuân về, hoa nở trắng xóa khắp các ngọn đồi, thu hút du khách về tham quan. Mai mơ 9/ Mai anh đào Mai anh đào là loại hoa đặc trưng cho miền Bắc mỗi độ Tết đến. Hoa có màu hồng quyến rũ, cánh dày, từ 5-24 cánh, đường kính nhỏ chỉ 3-4cm. Với đặc tính ưa lạnh, mai anh đào cũng được trồng nhiều ở khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng để thu hút khách du lịch. Mai anh đào 10/ Lạp hoàng mai (Hoàng mai) Cây hoàng mai có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc ở vùng cao và có khả năng chịu lạnh tốt. Hoàng mai thuộc loại thân gỗ, cao 2-3m. Hoa nở vào cuối mùa đông, có mùi thơm nhẹ, phải mất 9-10 năm tuổi cây mới cho hoa. Khi nở, hoa mọc trút xuống ôm lấy đài hoa màu đỏ thẫm. Lạp hoàng mai (Hoàng mai) 11/ Hoa mai xanh Hoa mai xanh thuộc họ cỏ, là cây dây leo thân gỗ, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Hoa có màu tím đặc trưng, một số giống có màu xanh tím hoặc xanh trắng, hoa mọc thành dải dài 20-40cm, rất giống hoa tử đằng. Hoa mai xanh rất ưa nắng, được nhiều người chọn trồng làm hàng rào trước nhà. Hoa mai xanh Tết này sẽ không chỉ mai vàng, mà nhiều loài mai khác cũng đua nhau khoe sắc, đón chào một năm mới bình an, hạnh phúc. Hy vọng qua bài viết nêu trên sẽ giúp bạn bổ sung vào bộ sưu tập các loại mai cho riêng mình.
 Top các loại mai dùng trong trang trí ngày Tết content media
0
0
1
Ngao Ngao
Jan 11, 2023
In Welcome to the Cars Forum
Có được một cây mai vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhà nhà. Nhưng chăm sóc cách nào để đạt được như thế thì hoàn toàn không đơn giản. Kỹ thuật trồng, chăm sóc: Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất. Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành lá quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn. Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25-30 độ C là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10 độ C thì mai sinh trưởng kém. * Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát. Xem thêm cách chăm sóc mai vàng ra hoa dịp tết bất chấp thời tiết Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều). Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư. * Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Xem thêm ghép mai vàng bao nhiều ngày và kỹ thuật ghép mai vàng tỷ lệ thành công 100% Kinh nghiệm cho hoa mai nở đúng Tết: Mưa, nắng và gió là những điều mà người trồng hoa mai quan tâm hơn cả. Lặt lá cho cây mai, một công việc đơn giản nhưng với người trồng mai thì đó là cả một vấn đề bởi lựa chọn thời điểm để lặt lá cho cây mai cũng sẽ quyết định hoa mai nở đúng tết hay không. Các nhà vườn ở miền Trung thường đưa ra cách tính: Trong điều kiện thời tiết không biến động, cây mai sẽ ra hoa sau một tháng kể từ khi lặt lá. Điểm mấu chốt ở đây là khả năng nhận diện tình hình thời tiết để người trồng mai đưa ra cách xử lý. Một kinh nghiệm cũng được những người trồng mai lâu năm đúc kết lại là không nên áp dụng một cách xử lý cho mọi cây mai trong vườn. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì họ thường canh lẩy lá Mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp (ngày ông táo về trời) nụ hoa bung vỏ lụa thì hoa sẽ nở đúng vào Tết. Nếu đến ngày đó hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "tết Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Những giống Mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh khoảng 5-7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn. Xem thêm cách thay đất cho mai vàng sau tết Nguyên Đán Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Chăm sóc mai sau tết: Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên.
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa mai
 content media
0
0
2
Ngao Ngao
Jan 06, 2023
In Welcome to the Cars Forum
Vấn đề chăm sóc cây Mai sau Tết rất là quan trọng, được nhiều người quan tâm, vì cây Mai đã bị hành hạ, bỏ đói, bỏ khát, không được chăm sóc tưới tiêu trong mấy ngày Tết. Bây giờ cây Mai bị tàn tạ, lá xanh mét, mỏng manh yếu ớt. Do đó chúng ta cần phải tập trung chăm sóc lại cây Mai ngay : A . Đối với cây Mai đã trồng trong chậu từ trước Dù đã tháp ghép hay chưa tháp ghép cũng vậy, nếu đã bị đem vô nhà trang trí, để nơi râm mát suốt mấy ngày Tết thì cây Mai đã bị thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng ! Chúng ta cần phải : a) Đem cây mai ra ngoài trời từ từ phơi nắng trở lại : nghĩa là đem cây Mai ra để ngoài nắng dịu trước, vào buổi sáng, đến trưa phải che bớt ánh nắng trực tiếp hoặc đem vô để chỗ ít nắng. Nếu sau Tết mà đem cây Mai ra phơi nắng trực tiếp, đột ngột thì cây Mai sẽ bị héo hết lá non. Cho nên chúng ta phải đem ra phơi nắng từ từ, cho cây Mai quen dần. Mấy ngày đầu, chỉ đem cây Mai ra phơi nắng vài ba tiếng, mấy ngày sau tăng dần, phơi nắng lâu hơn, cho quen với nắng, rồi mới đem để ra ngoài nắng 100%. b) Cắt tỉa bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài : Chúng ta đều biết sau Tết là mùa xuân, khí hậu mát mẻ cây cỏ đều sinh sôi nảy nở, đâm chồi nhảy tược. Với cây Mai vàng thấy rỏ hơn, hàng trăm chồi, hàng ngàn lá non đua nhau mọc lên đầy cành nhánh, xanh mướt cả cây, mỗi tược non có thể dài ra từ 10-20cm. Chúng ta cũng phải nghiên cứu thật kỹ, xem nên tỉa bỏ bớt tược nào, để lại tược nào cho hài hòa. Nếu là cây Mai đã ghép rồi thì phải thẳng tay cắt bỏ hết những nhánh nào không phải xuất phát từ nhánh ghép, để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ : như gốc ghép là gốc Mai tứ Quí thì tất cả những tược non nào mọc lên trực tiếp từ gốc Mai Tứ Quí đều phải cắt tỉa bỏ hết vì nhánh mai tứ quí mọc lên từ gốc cây mẹ, ví như là con ruột, rất mạnh, tranh dành hết dưỡng chất, còn những nhánh Mai ghép thêm vào, coi như là con ghẻ, không thể nào tranh giành lại được đầy đủ dưỡng chất nên sẽ ốm yếu và chết dần chết mòn, nhất là những nhánh Mai ghép có hoa màu trắng, càng dễ chết hơn vì giống Mai trắng là loại yếu nhất (vì lý do nầy mà cây Mai ghép thường bị chết nhánh ghép do không cắt bỏ hết những nhánh mọc lên từ cây mẹ) . Việc cắt tỉa cành nhánh cũng rất quan trọng nên nghiên cứu cho thật kỷ để tỉa bỏ cho đúng những nhánh dư thừa, hầu tạo cho cây Mai sau nầy có được hình dáng tròn trịa cân đối mới đẹp. c) Kế đến cũng nên lảy bỏ hết trái non: Sau Tết cây Mai đậu rất nhiều trái , nếu không tỉa bõ thì cây Mai phải nuôi thêm trái càng mất thêm nhiều dưỡng chất, sẽ suy yếu, chậm phát triển, trừ khi chúng ta cần nuôi hạt để lấy giống gieo trồng sau này, nhưng cũng tỉa bỏ bớt những trái nhỏ lép để nuôi dưỡng những trái còn lại được to mập. Khi gieo trồng làm giống, cây con mới mọc lên đều và mạnh khõe hơn. Xem thêm cách trồng mai vàng sau tết, quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia B. Trường hợp những cây Mai đã trồng ở đất vườn Cây Mai đã trồng ở đất trước sân nhà hoặc trồng trên líp thì ít mất sức hơn nhưng cũng phải nghiên cứu cắt tỉa bỏ những cành nhánh dư thừa và tỉa bỏ hết những trái non, càng tốt. C. Cũng là thời điểm thuận tiện để chuẩn bị tháp ghép Mùa xuân là mùa tháp ghép. Muốn tháp ghép các loại Mai giống mới có hoa màu sắc đẹp hơn, cánh hoa to hơn, thì phải nghiên cứu cưa cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh nào muốn ghép thêm, để dưỡng cho tược non sớm mọc ra kịp thời tháp ghép sau vài tháng tới, khi các tược non này to cỡ bằng đầu đũa ăn, là ghép tốt nhất. Như vậy đến Tết năm sau, cây Mai ghép này sẽ kịp ra hoa to đẹp, đúng theo yêu cầu giống mới, để trang trí chơi được. D. Bón phân là phần quan trọng nhất : Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, để kịp bồi dưỡng cho cây Mai. Vấn đề là nên bón phân như thế nào?Nên chọn loại phân gì ? Để tiện lợi và hiệu quả cao ? a) Bón lót Bón phân bò, tro trấu với lượng 3-5kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3-4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt. Tưới nước: Mùa nắng nên tưới hàng ngày để đất đủ ẩm, mùa mưa cần đảm bảo tiêu thoát nước tốt và chỉ tưới khi đất khô. Mai trồng trong chậu bốc thoát hơi nước nhanh nên cần tưới nhiều lần hơn so với mai trồng trong đất. Chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới quá đẫm vào chiều tối vì dễ phát sinh sâu bệnh do độ ẩm quá cao vào ban đêm. Tìm hiểu quy trình chăm sóc mai vàng sau tết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết b) Bón thúc: là bón thêm phân một lần nữa. Sau trồng 15-20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15-25gam phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân NPK 20-20- 15+TE hoặc NPK 13-13-13 Đầu Trâu quanh gốc với lượng 20-30 gam/cây, định kỳ 25-30 ngày/lần. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 định kỳ 7-10 ngày/lần. Sau 3-4 tháng từ khi trồng, bón 0,5-0,1 kg phân hữu cơ/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 định kỳ 7-10 ngày/lần nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt. c) Biện pháp xử lý để mai vàng ra hoa đúng tết Cần áp dụng đồng bộ: Bón phân - Xiết nước - Tuốt lá. Từ đầu tháng 10 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm (N) cao. Từ giữa đến cuối tháng 11 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước để chuẩn bị tuốt lá. Từ 7-10 tháng Chạp, nếu thấy mai sung sức, đã có nụ lớn thời tiết dự báo nắng ấm thì mai sẽ nở sớm, do vậy đối với mai 5 cánh cần tuốt lá vào khoảng 18-20 tháng Chạp. Ngược lại nếu cây mai không sung sức, mới xuất hiện nụ nhỏ, dự báo rét kéo dài thì phải tuốt lá khoảng ngày 13-16 tháng Chạp. Đối với mai nhiều cánh cần tuốt lá sớm hơn so với mai 5 cánh từ 4-6 ngày. Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2- 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới lại thật đẫm và phun phân bón lá Đầu Trâu 701. Đúng "tết ông Táo", nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng tết; Nếu hoa cái chưa bung vỏ lụa là mai nở muộn nên cần xiết nước (ngưng tưới), đem phơi ngoài nắng (nếu trồng chậu) sau vài ngày thì tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm (45-50 độ C) đồng thời phun phân bón lá Đầu Trâu 901 để kích thích mai nở sớm cho đúng tết. Nếu hoa cái đã bung vỏ lụa trước "tết Ông Táo" thì mai sẽ nở trước tết nên cần phải hòa 10-20 gam phân urea/10 lít nước để tưới. Đồng thời cần tưới bằng nước lạnh (có thể cho một ít nước đá vào) và dùng lưới bạt che nắng để hãm mai nhằm giúp hoa nở đúng tết. Đối với những năm nhuận, thường mai sẽ nở sớm hơn nên cần kéo dài thời gian bón phân thúc và tưới nước so với những năm thường để thời gian tăng trưởng thân lá lâu hơn, giúp mai nở đúng tết. Việc tuốt lá, phun phân bón lá cũng theo nguyên tắc trên. Từ cuối tháng 11, nếu có mưa bất thường thì mai sẽ nở sớm do đó cần chủ động nắm bắt dự báo để có thể làm dàn che hay phủ nilon che gốc để tránh mưa. Xem thêm Hướng dẫn cách uốn mai vàng con đẹp nhất E. Sang qua chậu mới khi cần Khi trồng đã 2-3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì đất đay đã chai cứng nên sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới tương đối đẹp và hơi lớn hơn chậu cũ một tí. Trong Tết không có tưới nước, bây giờ đất trong chậu đã khô nên thể tích đất bị rút bớt lại có thể lòi vành chậu ra, chúng ta có thể moi bỏ bớt đất sát vành chậu, rồi nhẹ nhàng ôm gốc Mai lên, lấy tay gỡ bỏ bớt đất ra nhưng coi chừng đứt rễ . Xong có thể sang chậu mới, bên chậu mới nên đục lỗ thoát nước cho khá to, bỏ lên một lớp gạch đá nhỏ, rồi bỏ đất to vô trước, đất nhỏ vô sau, từ từ đặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm đất đã trộn thêm phân hữu cơ vào, lên đến 8/10 chậu là vừa, nếu thêm đất đầy chậu quá, khi tưới nước sẽ tràn ra ngoài dơ bẩn. Nên nhớ lúc mới trồng đừng nên bón nhiều phân vì phân rất nóng, dễ làm thối rễ non, phải đợi đến khi nào cây Mai ra rễ mạnh mới nên bón thêm phân. Cách sang chậu thứ 2 là có thể đổ nước tối đa vô chậu Mai, ngâm cho mềm đất rồi lấy nẹp tre moi bỏ bớt lớp đất chung quanh vành chậu ra, từ từ mang cây Mai lên, gỡ bỏ bớt đất rồi trồng trở lại y như cách trước. F. Cách tưới nước Cây Mai không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên khi nào thấy đất trong chậu khô là tưới, nhưng khi tưới phải tưới cho thật nhiều nước, nếu để quên không tưới nước lâu dài, cây Mai thiếu nước làm héo lá vàng lá và rụng. Khi rụng lá thì cây Mai sẽ ra hoa bất thường trong năm, đến Tết sẽ ra ít hoa. Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm. G. Chăm sóc mai sau tết: Sau tết, mai rất mất sức nên cần chuyển mai từ chậu ra trồng trong đất. Nếu vẫn trồng trong chậu cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên. Chúc các bạn thành công, để năm sau có được cây Mai đẹp.
Chăm sóc cây Mai sau Tết
 content media
0
0
1
Ngao Ngao
Dec 31, 2022
In Welcome to the Cars Forum
Mai là loại cây luôn luôn được ưa chuộng bởi chúng là loại cây mang đến nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ và ý nghĩa và thường được sử dụng trang trí nhà trong những ngày lễ và nhất là dịp tết nguyên đán. Và vì vậy chúng là loại cây được những nhà nông lựa chọn nhiều để đầu tư trồng trọt. Vậy đất trồng mai cần đảm bảo điều kiện gì và chăm sóc như thế nào để mai có thể phát triển tốt? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Những điều cơ bản về đất trồng mai mà bạn cần biết ngay dưới đây nhé! 1. Đôi điều về đất trồng mai Đối với cây trồng nào cũng vậy, muốn cây sinh trưởng tốt thì quan trọng ở đất trồng và cách chăm sóc của người trồng. Đây là hai yếu tố chính để người dân đạt hiệu quả cao trong việc trồng trọt. Xem thêm cách trồng mai vàng , quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia 1.1. Đặc điểm cây mai Chúng ta chắc không còn lạ lẫm gì khi nhắc đến cây mai, một loại cây xuất hiện vào dịp tết nguyên đán, nhất là vùng phía nam nước ta. Cây mai là loại cây lâu năm, thân xù xì như dáng lại mang vẻ thanh cao và mềm mại, rễ cây phát triển rộng và lồi lõm, nhiều cành nhánh, lá nhỏ đan xen và hoa có màu vàng tươi, mọc theo từng chùm vào mỗi độ xuân về như một biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và an lành. Mỗi cây thì thích nghi với một hệ sinh thái riêng và cây mai cũng vậy, chúng thích nghi với khí hậu nóng ẩm hơn là ở những vùng có khí hậu khô và lạnh. Chính vì vậy mà khu vực phía nam nước ta đã trở thành môi trường lý tưởng để cây mai phát triển. Xem thêm Cách chăm sóc mai vàng ngày tết của người Việt Nam 1.2. Điều kiện đất trồng mai Tuy mai là loại cây mang giá trị cao cho cuộc sống con người, nhưng chúng không phải là loài cây quá kén đất trồng. Tất nhiên ta nên tránh những loại đất như sau: 1.3. Loại đất không nên trồng mai Đất bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng hay đất có mạch nước ngầm khá lớn và tầng đất mặt mỏng thì cây mai không sống được. Hoặc nếu có sống được thì cây sinh trưởng kém, còi cọc và ra hoa rất ít. Đất úng thủy, nơi hay bị dễ bị ngập lụt vì rễ cây mai lan ra rất rộng, nhất là rễ cái của cây, nếu gặp nước lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thối rễ khiến cây mai héo úa và chết dần. 1.4. Loại đất nên trồng mai Bởi mai là loại cây khá dễ trồng nên với các loại đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha và đất phù sa đều là những loại đất phù hợp để trồng mai. Tuy nhiên phải đảm bảo đất không quá nghèo nàn chất dinh dưỡng và khô cằn đến nỗi cây cối không thể sinh trưởng được. khu vực trồng mai phải có đủ nắng và cao ráo, vì vậy mà khi trồng mai người ta thường chọn vùng đất đồi, đất gò mà tránh những vùng đất trũng thấp vì rất dễ bị úng thủy. 2. Cách khắc phục vùng đất thấp trũng để trồng mai Như chúng ta đã biết mai vàng là loại cây thích hợp với những vùng đất cao ráo, ấm áp và giàu dinh dưỡng và rất sinh trưởng ở vùng trũng thấp bởi rất dễ gây ngập úng mà khi bộ rễ của cây mai bị ngâm trong nước trong vài ngày nhất là rễ cái của cây sẽ làm cho cây vàng dần lá và chết đứng mà không có cách nào chữa được. Vậy đối với những người dân ở những vùng trũng thấp muốn trồng cây mai thì cần phải làm thế nào để khắc phục được tình trạng ngập úng này, chúng ta hãy cùng tham khảo cách dưới đây: Đối với vùng đất vùng trũng thấp việc làm liếp là giải pháp hữu hiệu nhất. Liếp còn gọi là bờ, đất lên liếp cho cao để khỏi ngập lụt vào mùa mưa hàng năm. Vì vậy những vùng đất trũng thấp muốn trồng mai thì phải lên liếp và vun đất cao lên. Độ cao của liếp sẽ phụ thuộc vào đất trồng có tầng đất mặt dày hay mỏng và số lượng liếp sẽ phụ thuộc vào số lượng cây mai cần trồng. Khi làm liếp, chiều dài của mỗi liếp sẽ tùy vào sở thích và điều kiện của người trồng, còn chiều ngang của liếp nên đảm bảo 1m – 1.2m hoặc 1.2m – 1.5m để có thể trồng được vài hàng cây mai. Giữa hai liếp liên tiếp nhau ta nên để khoảng cách 0.5m – 0.8m để tiện cho người trồng chăm sóc cây mai. Khi thiết kế vườn mai cũng ở những vùng trũng thấp cũng nên đào thêm mương rãnh và bồi cao ở phần đất trồng mai, đây sẽ vừa là nơi thoát nước hữu hiệu mỗi khi vào mùa mưa để tránh tình trạng ngập úng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mai. Đồng thời mương rãnh cũng là nơi dự trữ nước để tưới cây vào những ngày khô hạn. Ngoài lên liếp và bồi đất cao ra thì những khu vực trũng thấp người trồng có thể lựa chọn cách trồng mai ở chậu. Khi lựa chọn cách này sẽ có ưu điểm là ta có thể lựa chọn đất tốt để trồng mai và vào những mùa mưa dễ ngập úng thì kê cao chậu trồng mai lên. Tuy nhiên nhược điểm lớn của việc trồng mai ở chậu là tốn thêm chi phí đầu tư chậu để trồng vì vậy khó áp dụng khi muốn trồng với số lượng lớn. Bài viết liên quan Hướng dẫn cách uốn mai vàng đẹp nhất 3. Cách chăm sóc khi trồng mai Mỗi một loại cây trồng ngoài lựa chọn đất trồng tốt thì cần có một chế độ chăm sóc và điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ngay bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem trồng mai cần chăm sóc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhé! 3.1. Ánh sáng và nhiệt độ Cây mai là loại cây chịu được nhiệt, thích ứng với môi trường ấm áp và nhiều nắng. Vì vậy khi trồng mai ta nên chọn khoảng đất trồng rộng rãi và thoáng mát, quan trọng là khoảng đất đó được ánh nắng chiếu vào. Do đó cũng tránh lợp hay che bất cứ thứ gì ở khoảng đất trồng mai, nếu không nhận đủ ánh nắng cũng như ánh sáng thì cây mai sẽ sinh trưởng kém và trở nên còi cọc, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển làm hại cây. Nhiệt độ để cây mai phát triển tốt nhất là 25 độ đến 30 độ, nếu nhiệt độ thấp dưới 10 độ cây sẽ phát triển kém hoặc sẽ ngừng phát triển. Tuy nhiên nhiệt độ trên 30 độ gây ra khô hạn kéo dài thì đất trồng cũng dễ nứt nẻ do thiếu nước cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây mai. 3.2. Hướng gió và lượng mưa Cây mai thích hợp ở những vùng đất trồng thoáng mát, gió nhè nhẹ cùng với nắng ấm. Nhưng nếu gặp gió lớn kèm mưa bão thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây mai. Tuy nhiên bộ rễ của cây mai khá chắc và đâm sâu xuống lòng đất nên sẽ khó có thể lật đổ được cây. Nhưng để cẩn thận phòng giông bão thì người trồng nên chủ động che chắn và bảo vệ cây đồng thời làm mương rãnh thoát nước trong mùa mưa bão, nhất là khi cây mai đang độ nở hoa. 3.3. Bón phân khi trồng cây mai Dù cho trồng mai ở điều kiện thuận lợi và thích hợp để mai phát triển thì người trồng cũng không thể bỏ qua bước bón phân cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách toàn diện. 3.3.1. Bón phân lót khi trồng Ta dùng 1kg – 2kg/gốc phân trùn quế và 50g – 100g phân lân trộn đều lên và trong vào trong hố đất trồng cây con, còn nếu trồng cây mai trong chậu thì dựa vào độ to của chậu để cho lượng phân lót hợp lý. Sau đó đặt cây con vào hố đã bón phân lót và lấp đất phủ hết bầu rễ của cây mai. 3.3.2. Bón phân thúc khi trồng Sau 10 – 15 ngày trồng tức là cây con bắt đầu ra rễ ta hòa loãng phân NPK tỉ lệ 20 – 20 – 15 tưới cho cây, pha 50g – 100g vào 10l – 15l nước và khoảng 20 – 30 ngày tưới cây 1 lần. Khi mai lớn thì tăng lượng phân tưới lên đồng thời tiếp tục bón phân trùn quế để cây có thể hấp thụ phân NPK tốt hơn. 3.3.3. Bón phân khi mai đã ra hoa Lúc này ta bón phân hữu cơ khoảng 5kg – 10kg/gốc cùng với phân NPK 20g – 40g/ gốc vào các thời điểm sau khi đợt hoa tàn ( tức là sau tết nguyên đán ), sau khi tỉa cành, đầu mùa mưa và giữa mùa mưa, trước 1 tháng khi hoa mai nở. Quan trọng là giữ thoáng gốc vào mùa mưa và làm ẩm vào mùa khô để cây có đủ điều kiện để phát triển. Chọn đất trồng mai phù hợp cùng với việc chăm sóc đúng cách chắc chắn chúng ta sẽ có một vườn mai ngập tràn ánh vàng để chào đón tết nguyên đán. Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được những băn khoăn về việc chọn đất trồng mai và cách chăm sóc cơ bản cho những cây mai của bạn.
Những điều cơ bản về đất trồng mai mà bạn cần biết 
 content media
0
0
1
Ngao Ngao
Dec 22, 2022
In Welcome to the Cars Forum
Cùng với hoa đào, hoa mai vàng cũng là một trong những cây cảnh quen thuộc tại Việt Nam, được xem là không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Để có được một cây mai vàng đẹp để trưng trong nhà dịp năm mới, bạn đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây nhé. Tổng quan về cây hoa mai vàng Mai vàng hay Hoàng mai, có tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae). Tại Việt Nam, cây mai mọc tập trung ở dãy Trường Sơn, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Theo ghi nhận, trên thế giới có khoảng hơn 24 loại mai, tại Việt Nam có 19 loại, trong đó phổ biến nhất vẫn là hoa mai vàng, ngoài ra còn có thể kể tới mai tứ quý, nhất chi mai, mai chiếu thủy… Xem thêm ý nghĩa của hoa mai vàng trong ngày tết của người Việt Về đặc điểm, cây mai là loài thân gỗ sống lâu năm, chiều cao trung bình, trong môi trường thích hợp và lâu năm thì cây có thể cao tới 30m. Cây có gốc to, bên dưới là bộ rễ xù xì, cắm sâu vào đất tới vài mét, giữ cho cây bám chắc và hút dinh dưỡng. Phía trên là thân cây cứng cáp, chia làm nhiều cành nhánh. Cành cây khá giòn nhưng vẫn có thể uốn nắn ngay từ khi còn non, tán thưa. Lá cây là lá đơn, mọc so le với màu xanh thẫm, mặt dưới hơi ánh vàng. Lá có dạng hình trứng thuôn dài 5 – 7cm, nhọn ở đầu, bề mặt lá hơi bóng, các đường gân nổi rõ. Vào cuối đông, cây mai vàng sẽ bắt đầu rụng lá và sau đó ra nụ, nở hoa vào đầu xuân. Hoa mai là loại lưỡng tính, thường mọc thành chùm từ nách lá hay cành. Ban đầu hoa mọc ra hoa cái, sau đó hoa cái sẽ nở và các chùm nụ phía trong mới bắt đầu xuất hiện. Từ những nụ này sẽ nở ra những bông hoa màu vàng rực rỡ. Hoa mai thường có 5 – 10 cánh tùy kích thước, các cánh hoa mỏng manh, mềm mại. Thời gian nở hoa của cây cũng có thể thay đổi tùy theo thời tiết và sức khỏe của cây. Sau khi hoa tàn thì bầu noãn sẽ phình to và kết hạt, ra quả, tuy nhiên không phải hoa vào cũng có thể đậu quả. Ý nghĩa hoa mai ngày Tết Là một cây cảnh Tết không thể thiếu trong nhà mỗi khi xuân về, không bất ngờ hoa mai mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đầu tiên, cây mai có bộ rễ sâu, sinh trưởng tốt ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt, bền bỉ phát triển theo năm tháng. Do đó, cây mai tượng trưng cho ý chí kiên cường, sẵn sàng đương đầu và vượt qua khó khăn, tràn đầy sức sống khi năm mới đến. Ông cha ta ngày xưa thường ví người có tấm lòng trung kiên, cốt cách vững vàng với hình bóng cây mai vàng vững chãi. Ngoài ra, màu vàng còn tượng trưng cho tiền tài, giàu sang phú quý, bởi vậy người ta thường trang trí mai vàng trong nhà dịp năm mới để cầu mong nhiều may mắn, tài lộc cho tất cả thành viên trong gia đình. Tìm hiểu thêm về thuốc kích nụ mai vàng và kĩ thuật kích nụ cho hoa nở rộ vàng đều Cách nhân giống và trồng cây mai vàng Nhân giống Có nhiều phương pháp để nhân giống mai vàng, trong đó gieo hạt và chiết cành 2 phương pháp phổ biến nhất, mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp gieo hạt: Đây là phương pháp khá đơn giản, có thể nhân giống số lượng nhiều, tuy nhiên, tỉ lệ sống sót thấp, cây phát triển không đều và mất nhiều thời gian để cây trưởng thành, ra hoa. Cách thực hiện thì bạn chỉ cần tạo luống, bổ sung dinh dưỡng cho đất rồi vùi hạt xuống, tưới nước và che chắn cẩn thận là được. Phương pháp chiết cành: Với ưu điểm là cây con được thừa hưởng đặc tính tốt từ cây mẹ, sinh trưởng nhanh, phương pháp này được áp dụng khá nhiều. Đầu tiên, bạn chọn cành không quá lớn nhưng phải khỏe mạnh, không sâu bệnh, sau đó cắt khoanh vỏ dài khoảng 3cm. Trộn một hỗn hợp đất bao gồm đất, xơ dừa, mùn và phân chuồng hoại mục, sau đó bó vào xung quanh vết cắt. Tưới nước đều đặn, sau một thời gian thì từ chỗ bó sẽ bắt đầu ra rễ, lúc này bạn có thể cắt rời nhánh để trồng ra thành cây riêng. Tìm hiểu thêm các loại phân bón chuyên dùng cho mai vàng cho cây chắc khỏe Trồng cây mai vàng Đầu tiên chúng ta cần đảm bảo chất lượng của đất trồng, không cần quá nhiều dinh dưỡng, nhưng phải đảm bảo được độ tơi xốp, khả năng thoát nước, độ ẩm. Bạn có thể chọn đất vườn sau đó trộn thêm với mùn cưa, xơ dừa, tro trấu, phân chuồng hoại mục. Nếu trồng số lượng lớn thì mật độ giữa các cây phải đủ rộng để phát triển mà không ảnh hưởng đến nhau, ít nhất là 1m. Sau khi chuẩn bị xong, bạn đào hố, bón lót. Tiếp đó bạn cho đất trồng vào đầy 2/3 kích thước hố rồi đặt cây mai con vào, lấp đất lại sao cho cao hơn bề mặt vườn một chút. Để giữ ẩm cho đất, bạn có thể phủ xung quanh gốc một ít rơm khô. Nếu trồng cây mai vàng trong chậu, bạn nên chọn chậu có chiều sâu, có lỗ thoát nước. Sau khi chuẩn bị thì bạn lót dưới đáy một lớp sỏi để thoát nước rồi bón lót và đổ đất vào đầy 1/2 chậu. Đặt cây mai vào, đầu rễ của cây phải cách đáy 20cm, sau đó lấp đất lại tới khi đầy chậu, kê phía dưới để chậu không tiếp xúc trực tiếp với đất. Sau khi trồng mai vàng xong bạn đặt cây ở nơi thông thoáng, có ánh nắng, che chắn cẩn thận mỗi khi nắng gắt hay mưa to gió lớn, tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây trưởng thành. Chăm sóc cây hoa mai vàng Mai vàng là loài cây có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, bởi vậy nếu không chăm sóc quá nhiều thì cây vẫn có thể sống tốt. Tuy nhiên, nếu trồng mai để chơi Tết thì bạn cần phải đảm bảo một vài yếu tố để cây có dáng đẹp, nở hoa đúng dịp năm mới. Tưới nước: Là loài có thể chịu nước nắng hạn kéo dài, bạn không cần tưới nước cho mai vàng quá thường xuyên, trừ những lúc cần căn chỉnh thời gian ra hoa. Thông thường, bạn chỉ cần tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối, nếu thời tiết mát mẻ có thể 2 – 3 ngày mới tưới 1 lần cũng được. Mỗi lần tưới chú ý chỉ tưới vừa đủ làm ẩm đất, tưới nhiều quá có thể gây ngập, úng rễ, khiến hoa chết. Ánh sáng: Là loài ưa sáng, bạn nên đảm bảo cây mai vàng tiếp xúc đủ với ánh sáng, nhất là giai đoạn phát triển. Vị trí trồng cây cần thoáng mát. Nếu trồng ở vườn thì cần có lưới che mỗi khi nắng gắt, còn nếu đặt chậu cây trong nhà thì nên đặt gần cửa sổ, giếng trời nhé. Dinh dưỡng: Trong quá trình chăm sóc cây mai, bạn nên bổ sung dinh dưỡng định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần. Về loại phân, bạn hạn chế bón kali, thay vào đó hay kết hợp đạm, lân và phân NPK để lần lượt bón cho cây. Tập trung bón nhiều vào mùa mưa để cây mai hấp thu tốt hơn, bón xa gốc. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung các loại phân tự nhiên như phân chuồng, phân gia súc, gà vịt… Cắt tỉa, tạo dáng: Cứ 2 tháng 1 lần, bạn nên cắt tỉa vào tạo dáng cho cây mai, đầu tiên là loại bỏ các cành bị sâu hại, cành yếu, những cành mọc chồng chéo bên trong tán, vừa để cây thông thoáng, vừa tạo tính thẩm mỹ. Ngoài việc giúp cho cây mai phát triển tốt hơn thì tạo dáng cho mai cũng mang ý nghĩa phong thủy nữa, nên yêu cầu bạn phải có một chút tay nghề và khiếu thẩm mỹ. Tuốt lá mai: Để hoa mai nở vào đúng dịp năm mới thì việc chủ động tuốt lá là điều bạn cần nắm rõ. Thời điểm tuốt lá mai có thể giao động từ ngày 10 – 23 tháng 12 âm lịch. Vào thời gian này, bạn cần quan sát nụ hoa và thời tiết hiện tại, nếu nụ to, thời tiết ấm áp thì nhiều khả năng mai sẽ nở sớm, bạn nên tuốt lá muộn một chút. Ngược lại, nếu thời tiết lạnh, mưa to hay búp chưa nhú thì bạn nên tuốt lá sớm, tưới cây bằng nước ấm để kích thích hoa bung nụ. Khi tuốt lá cũng cần lưu ý, phải ngưng tưới nước trước 1 – 3 ngày, thấy lá bắt đầu nổi gân thì mới tuốt. Tuốt xong thì bón bổ sung cho cây phân trùn quế để kích thích nụ hoa phát triển. Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc cây mai vàng, việc phòng trừ sâu bệnh là điều bạn không thể bỏ qua. Thông thường, cây mai hay gặp phải tình trạng sâu đục thân, sâu ăn lá, nhện đỏ… bạn có thể loại bỏ trực tiếp mà không cần dùng thuốc. Mai vàng còn có thể bị rệp mềm ở ngọn nhưng hiếm gặp hơn, bạn cũng chỉ cần lau chùi sạch sẽ là được. Cách chăm sóc cây mai sau Tết Sau khi trưng Tết xong, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục chăm sóc cây mai vàng để tiếp tục trang trí vào năm sau. Sau khi chơi Tết xong, bạn mang chậu mai ra ngoài cho thông thoáng, nhưng không để trực tiếp dưới ánh nắng. Tầm vài ngày trong bóng râm để mai thích nghi sau đó mới đưa ra ánh sáng toàn phần. Tiếp đó bạn cắt hết phần hoa lá còn sót lại để tập trung dinh dưỡng vào thân. Tiếp đó bạn cắt cả cành để tạo lại dáng, cắt nhiều hay ít, tạo ra sao thì phải cần chút kinh nghiệm và khiếu thẩm mỹ. Thời điểm tỉa cành hợp lý là trước ngày 15 âm lịch, nếu chậm chất thì cũng chỉ nên vào ngày 20. Ngoài việc cắt tỉa, bạn cũng cần làm sạch thân và gốc mai, dùng vòi phun mạnh xịt hết rong rêu, nấm mốc để phòng tránh sâu bệnh, giúp cây tái tạo nhanh hơn. Cách chăm sóc cây mai bị suy Nếu cây mai của bạn có tình trạng bị suy, rất có thể nguyên nhân chính là do bộ rễ bị tổn thương. Có thể là do đất xấu, bị ngập úng hay sâu nấm phá hoại. Dù nguyên nhân là gì thì bạn cũng cần nhanh chóng giải quyết để tránh cây bị chết. Bước 1. Cắt tỉa cành: Khi mai bị suy, việc đầu tiên cần làm là giảm thiểu lượng dinh dưỡng mà cây cần bằng cách cắt tỉa hết các cành lá không cần thiết, chỉ giữ lại những cành chính và cành tạo dáng. Trong quá trình cắt cần sử dụng cưa, kéo thật sắc, cắt nhanh gọn, tránh để cây bị dập nát. Cắt xong thì dùng nước vôi quét lên vết cắt để phòng sâu bệnh. Bước 2. Cắt rễ: Sau khi cắt tỉa hết cành, ta bứng gốc mai lên và cắt hết toàn bộ phần rễ bị hư thối. Bạn đừng nhát tay, cứ cắt tới khi nào hết rễ thối, giữ lại khoảng 1/3 rễ chính là được. Cắt xong thì dùng nước rửa sạch bùn đất trên bộ rễ. Bước 3. Thay đất: Nguyên nhân rễ hư là do đất cho nên phải thay toàn bộ bằng đất mới. Bạn sử dụng hỗn hợp xơ dừa, tro trấu, đất, phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1 để tiến hành trồng lại. Trong thời gian này bộ rễ còn yếu, ít có khả năng hấp thu nên bạn không nên bón phân bổ sung cho cây. Cứ để cây hút chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất là đủ. Bước 4. Kích thích rễ: Sau khi trồng lại, bạn có thể dùng thuốc đặc hiệu tưới gốc 3in1 + CNX-CN tưới đẫm gốc để kích thích rễ phục hồi và phát triển. Nếu làm đúng quy trình trên, cây mai vàng bị suy sẽ phục hồi rất nhanh, có thể chưa tới 20 ngày. Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa mai vàng mà bạn có thể sẽ cần trong quá trình chăm sóc loài cây cảnh đặc biệt này. Hãy tự tay chăm sóc một chậu mai thật đẹp để trang trí dịp Tết nhé.
Cây hoa mai vàng – ý nghĩa và cách chăm sóc trước, sau Tết
 content media
0
0
1
Ngao Ngao
Dec 13, 2022
In Welcome to the Cars Forum
NHẬN ĐỊNH, SOI KÈO PERSIS VS BARITO PUTERA Trận hòa không bàn thắng trên sân nhà trước Dewa United ở vòng đấu vừa qua đã là trận thứ 10 liên tiếp Barito Putera không biết đến mùi chiến thắng. Sau 12 vòng đấu, Barito Putera mới chỉ có 1 trận thắng, sở hữu 6 điểm và đang tạm xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng. Với 8 trận thua hiện có Barito Putera đang là 1 trong 2 đội có số trận thua nhiều nhất giải tính đến thời điểm này. Không những thế Barito Putera còn đang là đội có hàng thủ tệ nhất với 28 lần phải vào lưới nhặt bóng, 12 trận đã qua chỉ duy nhất trận hòa 0-0 vừa qua là Barito Putera không để thủng lưới. Xem thêm nhận định bóng đá của các chuyên gia về các trận liên quan tại: https://caothu.com/nhan-dinh-bong-da/ Persis đang có phong độ ổn định trong thời gian gần đây, 5 trận đấu gần nhất họ có được 2 chiến thắng 2 hòa và chỉ để thua 1 trận. Sau 13 vòng đấu, Persis có được 14 điểm và đang tạm xếp thứ 11 trên bảng xếp hạng. Trên sân nhà Persis cũng đang bất bại ở cả 5 trận đấu gần đây, trong đó đang chú ý là có 3 chiến thắng 2 hòa và 3 trận họ không để thủng lưới bàn nào. Phong độ và thống kê đối đầu Persis vs Barito PuteraNhận định, soi kèo Persis vs Barito Putera, 18h ngày 14/12 - Ảnh 1Tỷ lệ kèo Persis vs Barito Putera + Soi tỷ lệ kèo châu Á: Persis bất bại trên sân nhà 5 trận gần đây và thắng kèo 3/4 trận đấu gần nhất. Trong khi Barito Putera thua kèo 5/6 trận đấu vừa qua. + Soi tỷ lệ kèo tài xỉu: 2/3 trận đấu gần đây của Persis đều có nhiều hơn 2 bàn thắng được ghi. 3/4 trận đấu vừa qua của Barito Putera cũng có nhiều hơn 2 bàn/trận. Bảng xếp hạng Nhận định, soi kèo Persis vs Barito Putera, 18h ngày 14/12 - Ảnh 2 Dự đoán tỷ số: 3-1 Kèo Châu Á: chọn Persis Kèo tài xỉu: chọn Tài Những tiêu chí lựa chọn tip bóng đá miễn phí hiện nay? Truy cập https://caothu.com/tips-bong-da/ tìm hiểu để lựa chọn tips phù hợp và có độ chính xác cao nhất.
Nhận định, soi kèo Persis vs Barito Putera, 18h ngày 14/12
 content media
0
0
1
Ngao Ngao
Oct 29, 2022
In Welcome to the Cars Forum
Tỷ lệ kèo Crystal Palace vs Southampton Nhận định Crystal Palace vs Southampton, 21h00 ngày 29/10 - Ảnh 2 Xem thêm nhận định bóng đá của các chuyên gia về các trận liên quan tại: https://vaobo.org/nhan-dinh-bong-da/ Nhận định bóng đá Crystal Palace vs Southampton Nhận định Crystal Palace Các cầu thủ Crystal Palace khởi đầu mùa giải tương đối chậm chạp, khi chỉ giành 1 chiến thắng sau 7 trận đấu đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 10 đoàn quân HLV Patrick Vieira đã cải thiện đáng kể thành tích. Họ ngược dòng đánh bại Leeds 2-1, trước khi tái hiện thành tích này trước Wolves. Song song với 2 chiến thắng trên sân nhà này, Crystal Palace chỉ có trận hòa trước chủ nhà Leicester và nhận thất bại trên sân của Everton. Những kết quả khả quan thời gian qua giúp Crystal Palace vươn lên thứ 13 trên BXH với 13 điểm, tạm hơn nhóm cầm đèn đỏ 4 điểm. Với ưu thế dược chơi trên sân nhà ở trận đấu này, Wilfried Zaha và các đồng đội cần biết chắt chiu để hướng đến chiến thắng. Nhận định Crystal Palace vs Southampton, 21h00 ngày 29/10 - Ảnh 3 Truy cập https://vaobo.org/nha-cai-uy-tin/ để xem tổng hợp nhà cái uy tín mới nhất hiện nay. Nhận định Southampton Điểm rơi phong độ của các cầu thủ Southampton thời gian qua là tương đối tốt, khi họ bất bại 3 trận liên tiếp, trong đó cầm hòa 2 đội bóng mạnh là West Ham và Arsenal, đồng thời có chiến thắng trên sân của Bournemouth. Những kết quả khả quan này giúp The Saint có được điểm số thứ 12 và vươn lên thứ 16 trên BXH, kém Crystal Palace 1 điểm và hơn nhóm cầm đèn đỏ 3 điểm. Nhận định của chuyên gia Crystal Palace vs Southampton Sàn giao dịch châu Á ghi nhận mức kèo chủ nhà Crystal Palace chấp 0:1/2. Đây là mức chấp mà các cầu thủ Southampton không có duyên, khi cả 3 trận đấu từ đầu mùa giải xuất hiện kèo này, đội bóng của HLV Ralph Hasenhuttl đều nhận thất bại. Trước chủ nhà Crystal Palace đang có thành tích toàn thắng 2 trận liên tiếp tại Selhurst Park, giới chuyên môn soi kèo Anh tin rằng khả năng cao Southampton sẽ đứt mạch bất bại. Dự đoán tài xỉu Crystal Palace vs Southampton Những trận đấu có sự góp mặt của Crystal Palace đang diễn ra với thế trận rất cởi mở và hấp dẫn, khi 4/5 trận đấu gần đây đều có từ 3 bàn thắng trở lên. Trên sân nhà của mình, 3 trận liên tiếp của Crystal Palace cũng có ít nhất 3 pha làm bàn. Kịch bản bùng nổ bàn thắng cũng diễn ra ở 3 trận đối đầu gần nhất giữa hai đội. Tips bóng đá là gì? Cách chọn tips bóng đá tốt nhất? Truy cập https://vaobo.org/tips-bong-da/ tìm hiểu để có lựa chọn tips phù hợp, có độ chính xác cao nhất Lịch sử đối đấu Crystal Palace vs Southampton Nhận định Crystal Palace vs Southampton, 21h00 ngày 29/10 - Ảnh 4 Đội hình ra sân Crystal Palace vs Southampton Crystal Palace: Guaita; Ward, Andersen, Guehi, Mitchell; Schlupp, Doucoure, Eze; Olise, Edouard, Zaha Southampton: Bazunu; Lyanco, Salisu, Caleta-Car, Perraud; Elyounoussi, Ward-Prowse, Maitland-Niles, S. Armstrong; A. Armstrong, Adams Lựa chọn tối ưu: Crystal Palace -1/2. Dự đoán tỉ số Crystal Palace 2-1 Southampton Bảng xếp hạng Nhận định Crystal Palace vs Southampton, 21h00 ngày 29/10 - Ảnh 5
Nhận định Crystal Palace vs Southampton, 21h00 ngày 29/10, giải Ngoại hạng Anh content media
0
0
2
Ngao Ngao
Oct 24, 2022
In Welcome to the Cars Forum
Soi kèo Sassuolo vs Verona Dù không thi đấu tốt được như kì vọng nhưng ít nhất Sassuolo tạm thời có thể hài lòng với những gì mà họ đã giành được sau 10 vòng đấu đã qua. Cụ thể họ đã có được tổng cộng 3 chiến thắng, hoà 3 và nhận thêm 4 thất bại, trong đó đội bóng này ghi được 12 bàn và cũng để thủng lưới 12 lần luôn. Thành tích trên tạm thời giúp Sassuolo đứng ở vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng, đúng là sự cân bằng đến hoàn hảo. Tuy nhiên thực tế để mà nói thì khoảng cách giữa họ với nhóm xếp trên là không nhiều, thậm chí kể cả là những Juventus, Torino hay Roma cũng chẳng phải là quá xa. Chỉ cần tập trung giành trọn 3 điểm trước những đối thủ yếu như Verona, Sassuolo có thể cải thiện vị trí đáng kể. Xem thêm nhận định bóng đá mới nhất tại: https://vaobo.org/nhan-dinh-bong-da/ Verona thì đang đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng – vị trí nằm trong nhóm cầm đèn đỏ. Tại đây họ mới chỉ giành về được duy nhất 1 chiến thắng sau 10 vòng đấu đã qua, hoà thêm 2 và thua tới 7. Như vậy Verona chỉ hơn đội đứng thứ 19 có 2 điểm, đội thứ 20 là 3 điểm. Khoảng cách này quá mong manh và có thể bị vượt qua bất kì lúc nào. Nhà cái là gì? Cách lựa chọn nhà cái uy tín nhất hiện nay? Tìm hiểu ngay tại https://vaobo.org/nha-cai-uy-tin/ Soi kèo Sassuolo trước trận đấu Nhà Cái để Sassuolo chấp có 0.5 trái ở trong trận đấu này theo đánh giá của chúng tôi thì vẫn còn là nhẹ nhàng đấy. Thực tế họ mạnh hơn đối thủ rất nhiều, phong độ cao hơn và có cả lợi thế sân nhà nữa chứ. Vậy nên không có gì để nghi ngờ vào chiến thắng và lựa chọn Sassuolo cả. Soi kèo Verona trước trận đấu Giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9 tưởng chừng như Verona đã chơi tốt hơn rồi nhưng ngay sau đó họ thua liền tới 5 trận cho tới nay. Vậy nên chưa có gì để đảm bảo vào 1 bất ngờ mà Verona có thể làm được cả. Dự đoán kèo tài xỉu Sassuolo vs Verona Cả 3 trận đối đầu gần đây nhất giữa Sassuolo và Verona đều đã về Tài, thậm chí số lượng bàn thắng còn vượt xa tỷ lệ mà Nhà Cái đưa ra. Vậy nên bỏ qua tất cả những vấn đề khác, kèo này chúng ta cứ vào Tài. Chọn Tài Những tiêu chí lựa chọn tip bóng đá miễn phí hiện nay? Truy cập https://vaobo.org/tips-bong-da/ tìm hiểu để lựa chọn tips phù hợp và có độ chính xác cao nhất. Đội hình dự kiến Sassuolo vs Verona: Sassuolo: Consigli; Toljan, Erlic, Ferrari, Rogerio; Frattesi, Lopez, Thorstvedt; Ceide, Pinamonti, Lauriente. Verona: Montipo; Hien, Gunter, Cabal; Faraoni, Tameze, Veloso, Doig; Hrustic, Verdi; Henry. Dự đoán tỷ số Sassuolo vs Verona: 3-1 (Chọn Sassuolo và Tài)
Soi kèo Sassuolo vs Verona, 1h45 ngày 25/10 content media
0
0
2
Forum Posts: Members_Page

Ngao Ngao

More actions
bottom of page